Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai và cách thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa tạng vương bồ tát

“Từ nay đến tột số chẳng thể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó thoát được giải thoát hết cả, tồi tự thân tôi mới chứng thành Phật Đạo” – đây là lời phát nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát ( Trích phẩm thứ nhất, Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện) trước khi tu thành chín quả. Vậy Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? cùng thacnuocphongthuyhcm tìm hiểu qua bài viết này.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai

Địa Tạng Vương Bồ Tát được tôn thờ và thờ cúng rộng rãi ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát có rất nhiều cách thức khác nhau, tùy vào từng nơi và từng truyền thống tôn giáo khác nhau.

Trong văn hoá của nước Nhật, ngài như một lá bùa hộ mệnh bảo vệ vong linh trẻ em hay những bào thai bị chết yểu. Sự hiện thân của ngài thường được miêu tả như sau là một tỳ kheo đầu trọc, với vầng hào quang nằm phía sau đầu. Tay luôn cầm tích trượng để mở cánh cửa địa ngục và xuan tan đi mọi sự đau khổ của chúng sinh.

Đại Tạng Vương Bồ Tát

Tay còn lại cầm Ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng soi rọi đánh tan đi bóng tối. Ở Trung Quốc và Việt Nam, ngài được khắc hoạ rõ nét qua hình ảnh cưỡi trên lưng của linh thú Đế Thính hay còn được gọi là Thiện Thính.

Địa Tạng Vương Bồ Tát được coi là một vị thần bảo vệ trẻ em, bào thai và các vong linh. Người ta thường xây dựng các đền thờ, miếu thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và trang trí bằng các bức tranh, tượng điêu khắc, bàn thờ và bàn cúng. Thường thì người ta cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát vào những ngày rằm và mùng 1 âm lịch hàng tháng.

Ngài được xem như một giáo chủ của cõi U minh (địa ngục), ngài đã từng nguyện rằng, khi nào bản thân xoá hết đi mọi đau khổ của chúng sinh thì lúc đó mới trở thành Phật. 

Tiền Thân của Địa Tạng Vương Bồ Tát còn được biết đến là một nữ nhân của dòng dõi Bà La Môn. Nữ nhân như ngài là người luôn mang nhiều phúc đức và sự uy lực. Khi còn thân nữ nhân, ngài đã nguyện rằng sẽ hy sinh vì những chúng sanh mắc phải những tội lỗi, và lập ra nhiều phương pháp chuốc giúp cho nhiều người có thể sớm giải thoát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai

Ngài vốn dĩ là con của bà Thanh Đề, nhưng khi còn sống, mẹ của ngài là người có rất nhiều sát nghiệp trên mình. Sau khi mẹ mất, vì quá nhiều nghiệp mang bên mình, linh hồn của bà không thể siêu thoát. Vốn dĩ là một người con hiếu thảo, yêu thương mẹ, sau khi mất đi bà Thanh Đề, ngài đã niệm phật bên linh cữu của mẹ mình suốt nhiều ngày liền.

Lúc ấy Đức Phật mách bảo cho Ngài con đường để cứu mẹ mình. Đó là vào ngày rằm tháng bảy hãy làm một buổi lễ cầu nguyện, nhờ các vị chư tăng tổ chức và hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ Thanh Đề.

Ngài đã làm theo lời của Đức Phật, và kết quả là mẹ của ngài đã được siêu thoát. Từ đó trở đi, Ngài đi theo chân của Phật Thích Ca và được nhận làm đệ tử. Lúc này, ngài đã thuyết phục Đức Phật rằng hãy cho mình xuống địa ngục để có thể giải thoát cho chúng sanh.

Ý nghĩa của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Phần đa phật tử trên mọi nơi đều biết đến Địa Tạng Vương Bồ Tát vơi ý nghĩa mong muốn chúng sinh có thể loại bỏ được những sân si, xấu xa nơi tự tâm và tu tập ba nghiệp lành, giải trừ đi những nghiệp tâm tối đến từ tâm của con người.

Ngoài ra, tên của ngài còn mang ý nghĩa như sau. Địa có nghĩa là mặt đất, Tạng có nghĩa là dung chứa. Mặt đất có thể dung chứa được vạn vật trên cõi đời thì trong thâm tâm của con người cũng như vậy, ngay cả cái thiện lẫn cái ác.

Địa Tạng được xem như một biểu tượng của tình người và lòng nhân ái, cũng như sự kiên trì và hy vọng trong cuộc sống. Với nhiều người, ông là một người bạn đồng hành trong cuộc sống, luôn sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ.

Cách thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát đúng cách

Các nghi thức thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng được thực hiện khá đa dạng. Người ta có thể đốt nhang, đặt hoa, nến, trà vàng, cúng thạch tín, cầu phước và cầu siêu cho các vong linh. Ngoài ra, còn có những nghi lễ đặc biệt như đánh trống, đánh gông, cầu nguyện và đọc kinh.

Những lợi ích trong việc thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát trong cuộc sống hiện thực.

  • Những ước nguyện lớn mau chóng thành sự thật.
  • Trí huệ lớn
  • Thoát khỏi tai nạn, hiểm nguy
  • Diệt trừ được tội nghiệp, bệnh tật.

Lợi ích trong kiếp sau:

– Thoát khỏi kiếp nữ nhân sẽ được đổi sang thân nam nhi.

Trong lúc lâm chung:

Với người đang sắp lâm chung, bệnh tật, việc tụng kinh giúp kéo dài thời gian sống, bao nhiêu khổ đau sẽ chóng qua khỏi.

Với người mới mất sau 49 ngày, sau khi mất tụng kinh Địa Tạng sẽ sớm được siêu thoát.

Cách thời Địa Tạng Vương Bồ Tát không quá tại gia không khó, bên cạnh việc chú ý những cách thức thời cúng sao cho đúng, gia chủ cần tránh những việc làm bất kính đến với Phật.

Về tượng phật: Người cúng chọn những bức tượng Phật có diện mạo tương đối, nét mặt nghiêm trang toát lên được vẻ từ bi, tránh ngay việc chọn những tượng Phật có nét mặt nhăn nhúm, cau có hay gặp phải những vấn đề như tượng bị sứt mẻ, tróc màu sơn, lem màu.

Về việc thờ cúng: gia chủ cần chọn ngày lành tháng tốt và hướng tốt. Vì việc thờ cúng không phải chuyện đùa giỡn nên chú trọng đến từng chi tiết nhỏ trong việc thờ cúng, cần nghiêm trang và chỉn chu khi tiến hành thờ Phật tại gia để thể hiện sự cung kính tôn trọng dành cho Phật.

Cách đặt bàn thờ: Khi đặt bàn thờ phật. và bàn thờ Gia Tiên, thì bàn thờ Phật đặt bên trái hay phải đều được. Tuy nhiên, bàn thờ Phật luôn luôn phải được đặt cao hơn bàn thờ Gia Tiên.

Phong tục văn hoá thờ cúng Phật vô cùng đẹp đẽ và an yên. Tuy nhiên mỗi nhà chỉ nên thờ tối đa ba vị phật. Cách thờ Địa Tạng Bồ Tát tại nhà cũng giống như thờ bao nhiêu vị phật khác, không cần quá cầu kỳ về lễ vật, chỉ biết làm đúng nghi thức, thực hiện một cách tôn trọng, uy nghiêm, và luôn đặt cái tâm của mình hướng về Phật.

Để thực hiện nghi thức thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát đúng cách, người ta cần có kiến thức về phong thủy và nghi lễ. Nếu bạn muốn thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát, bạn nên tìm hiểu trước về các nghi lễ và cách thực hiện để tránh làm sai và gây tổn hại cho bản thân và người tham gia.

Chat ngay